Please use this identifier to cite or link to this item: http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/4618
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorĐỗ, Hữu Đạo, TS
dc.contributor.authorLê, Quốc Nam
dc.date.accessioned2024-11-06T06:34:21Z-
dc.date.available2024-11-06T06:34:21Z-
dc.date.issued2017
dc.identifier.urihttp://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/4618-
dc.descriptionChuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông ; Mã số : 60.58.02.05 ; 86 trangvi
dc.description.abstractHiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hàng trăm điểm sạt lở và nhiều điểm sụp lún, chủ yếu nằm trên các tuyến đường nằm ven sông Cổ Chiên và sông Hậu, đang đe dọa đến đê bao, hệ thống giao thông, diện tích vườn cây ăn trái,… của người dân. Trong đó, có nhiều nơi bị sụp lún, sạt lở khá nghiêm trọng như cồn Hô (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long), cù lao Long Trị (xã Long Đức, thành phố Trà Vinh), xã Đại Phước (huyện Càng Long), xã Long Hòa, Hòa Minh (huyện Châu Thành),…Đặc biệt, tại xã Đại Phước, huyện Càng Long: tuyến đường tỉnh lộ 915B chạy dọc theo bờ sông Cổ Chiên (đoạn từ Cống Láng Thé đến bến phà Cổ Chiên) đang bị sạt lở, trong đó đặc biệt là đoạn bờ sông dài 1,18 km (có tuyến giao thông dọc sông Cổ Chiên) bị sạt lở nghiêm trọng nhất và có nguy cơ bị phá vỡ (đã sạt lở cách mép đường 1,5m); địa phương đã sơ tán 74 hộ dân, còn hơn 120 hộ thuộc diện phải sơ tán. Tuy nhiên, nguyên nhân, cơ chế gây sạt lở và giải pháp xử lý vẫn chưa được nghiên cứu và đầy đủ và một cách khoa học. Các giải pháp khắc phục, phòng ngừa lại thiếu tính đồng bộ, máy móc, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên hiệu quả mang lại không cao. Một số giải pháp chống sạt lở ở địa phương như sử dụng bao tải cát san lấp làm thoải mái dốc, xây bờ kè hay sử dụng cọc bê tông cốt thép gia cố bờ nhưng vẫn còn chưa hiệu quả. Luận văn này nghiên cứu các nguyên nhân, cơ chế gây sạt lở và giải pháp xử lý phù hợp với điều kiện ở Trà Vinh. Các giải pháp điển hình trong hệ thống giải pháp được phân tích để áp dụng xử lý sạt lở cho vị trí nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phân tích, tính toán kết hợp với mô phỏng dùng phần mềm PLAXIS. Kết quả phân tích cho thấy tác động của nước mặt và nước ngầm, xói chân, địa chất yếu, các hoạt động của con người và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là những nhân tố cơ bản gây ra sụp lún, sạt lở. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất quy trình quản lý sạt lở, sụp lún cho tuyến đường. Xây dựng quy trình quản lý chất lượng công trình từ khâu khảo sát đến thi công và bảo trì. Xây dựng quy trình quản lý vận hành cho vị trí nghiên cứu để áp dụng cho các vị trí khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherTrường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵngvi
dc.subjectĐảm bảo;vi
dc.subjectổn định;vi
dc.subjectnền đường ven sông;vi
dc.subjecttỉnh Trà Vinhvi
dc.subjectsụp lún;vi
dc.subjectquản lý chất lượng;vi
dc.subjectquản lý vận hànhvi
dc.titleĐảm bảo ổn định nền đường ven sông tỉnh lộ 915B, tỉnh Trà Vinhvi
dc.title.alternativeEnsure the stability for the road foundation of the 915B riverside provincial road, Tra Vinh provincevi
dc.typeLuận vănvi
item.cerifentitytypePublications-
item.openairetypeLuận văn-
item.grantfulltextrestricted-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
item.fulltextCó toàn văn-
item.languageiso639-1vi-
Appears in Collections:LV.Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Files in This Item:
File Description SizeFormat Existing users please Login
LEQUOCNAM.TT.pdfTóm tắt872.64 kBAdobe PDF
    Request a copy
LEQUOCNAM.TV.pdfToàn văn7.14 MBAdobe PDF
    Request a copy
Show simple item record

CORE Recommender

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.