Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/827
Nhan đề: | Nghiên cứu, xác định trường biến dạng trên mẫu thử vật liệu hàn sử dụng phương pháp tương quan ảnh số và phần tử hữu hạn | Nhan đề khác: | Full-field strain measurement of solder material using digital image correlation and finite element method | Tác giả: | Lê, Văn Dương | Từ khoá: | Trường biến dạng;DIC;Phương pháp tương quan ảnh số;Vật liệu hàn;Cơ tính | Năm xuất bản: | 2019 | Nhà xuất bản: | Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng | Tóm tắt: | Với sự tiến bộ của công nghệ thiết kế cấu trúc vi mô, nhiều chi tiết và thiết bị kỹ thuật mới được chế tạo ngày càng trở nên nhỏ hơn, ít tốn kém và với tuổi thọ dài hơn. Trước khi các thành phần này được đưa vào sử dụng trong ứng dụng thực tế, các đặc tính của chúng ở tỉ lệ vi mô phải được thí nghiệm, tính toán phân tích ở tỉ lệ tương đương. Đối với các thiết bị điện tử, việc xác định cơ tính của mối hàn có ý nghĩa rất quan trọng và, hiện nay, có nhiều loại thiết bị và kỹ thuật thí nghiệm được các nhà nghiên cứu sử dụng để đưa ra cơ tính ứng với mỗi loại vật liệu hàn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các kỹ thuật đo biến dạng hiện đang sử dụng không cung cấp đầy đủ thông tin về cơ chế phá hủy của vật liệu. Do đó, việc phát triển kỹ thuật đo đạc phân tích hiện đại đang nên rất cần thiết và đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học trên thế giới. Một trong những phương pháp mới được đưa ra để giải quyết tồn tại đó là phương pháp tương quan ảnh số - Digital Image Correlation (DIC). Vì vậy, trong nghiên cứu này, phương pháp tương quan ảnh số sẽ được sử dụng để xác định trường biến dạng trên toàn bộ cấu kiện. Chúng tôi phát triển một thiết bị thí nghiệm kết hợp với những thiết bị trích xuất hình ảnh để xác định trường biến dạng trên toàn bộ chi tiết của vật liệu hàn mới InnoLot. Bên cạnh đó, các thông số cơ bản của vật liệu hàn xuất ra từ phương pháp tương quan ảnh số sẽ được so sánh với kết quả từ các cảm biển lực và chuyển vị để kiểm chứng. Ngoài ra, xác định các thông số của vết nứt như hệ số cường độ ứng suất và đường đi của vết nứt cũng được thực hiện trong đề tài này. |
Mô tả: | Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật. Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí. Mã số: 60.52.01.03; 78 trang |
Định danh: | http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/827 |
Bộ sưu tập: | LV.Kỹ thuật cơ khí |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | Đã có tài khoản, vui lòng Đăng nhập |
---|---|---|---|---|
LeVanDuong.TT.pdf | Tóm tắt | 1.15 MB | Adobe PDF | Yêu cầu tài liệu |
LeVanDuong.TV.pdf | Toàn văn | 4.78 MB | Adobe PDF | Yêu cầu tài liệu |
Các đề xuất từ CORE
Google Scholar TM
Kiểm tra...
Khi sử dụng các tài liệu trong Hệ thống quản lý thông tin nghiên cứu phải tuân thủ Luật bản quyền.