DSpace

Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/748
Nhan đề: Ứng dụng logic mờ trong điều khiển đồng bộ tính mô-men thích nghi cho tay máy robot song song phẳng 3 bậc tự do
Nhan đề khác: Application of fuzzy logic in synchronized controller for 3 degree-of-freedom planar parallel robotic manipulators
Tác giả: Đoàn, Ngọc Nhựt
Người hướng dẫn: Lê, Tiến Dũng, PGS.TS
Từ khoá: Tay máy robot song song phẳng
Cấu hình kỳ dị
Động học thuận
Động học ngược; Điều khiển đồng bộ, hệ thống logic mờ
Điều khiển đồng bộ
Hệ thống logic mờ
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Trong luận văn này, vấn đề phân tích động học, động lực học và thiết kế thuật toán điều khiển đồng bộ tính mô-men thích nghi cho tay máy robot song song phẳng ba bậc tự do 3-RRR (Revolute – Revolute – Revolute) được trình bày. Trước hết, mô hình động học ngược và động học thuận của tay máy robot 3-RRR được xây dựng dựa vào phương pháp hình học. Đó là mô hình thể hiện mối quan hệ giữa khớp chủ động và vị trí trên hệ tọa độ Descartes, góc xoay của khâu chấp hành cuối. Các ma trận suy ra từ động học chính là các ma trận Jacobian, và sau đó ứng dụng các ma trận này vào tìm các cấu hình kỳ dị đồng thời phục vụ cho việc điều khiển bằng phương pháp điều khiển tính toán lực. Luận văn đưa ra ba phương pháp điều khiển đó là điều khiển tính mô men truyền thống và điều khiển tính mô men đồng bộ và điều khiển tính mô-men đồng bộ thích nghi. Trong thuật toán điều khiển tính mô men truyền thống, hệ thống sẽ có sai số nhiều do các sai số của mô hình và nhiễu ngoại lực tác động trong khi các tham số của bộ điều khiển không thể thay đổi tự động. Thuật toán điều khiển đồng bộ sẽ sử dụng các sai số đồng bộ, sai số đồng bộ chéo, ứng dụng vào thuật toán điều khiển tính toán lực để nâng cao chất lượng điều khiển, thuật toán điều khiển đồng bộ tính mô-men thích nghi kết hợp giữa điều khiển đồng bộ và bộ mờ với tín hiệu đầu vào bộ mờ là những sai số của vận tốc và góc quay của góc chủ động để khâu chấp hành cuối có độ bám quỹ đạo đầu vào tốt hơn so với hai bộ điều khiển trên. Các kết quả được kiểm chứng trên Matlab/Simulink kết hợp SolidWorks nhằm phục vụ cho việc thiết kế kích thước, quỹ đạo chuyển động, phân tích không gian làm việc loại trừ các cấu hình kỳ dị, tính mô hình động lực học và điều khiển của tay máy robot song song phẳng ba bậc tự do.
Mô tả: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật. Chuyên ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa. Mã số: 60.52.02.16; 80 trang
Định danh: http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/748
Bộ sưu tập: LV.Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
DoanNgocNhut.TT.pdfTóm tắt1.19 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
DoanNgocNhut.TV.pdfToàn văn3.24 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.

Google Scholar TM

Kiểm tra...