DSpace

Please use this identifier to cite or link to this item: http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/1087
Title: Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu làm mặt đường bê tông xi măng cho đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Other Titles: Study on using rice husk for cement concrete road surface for rural traffic road in Tra Vinh province
Authors: Lê, Tấn Thành
Advisor: Huỳnh, Phương Nam, TS
Keywords: Vỏ trấu
Mặt đường
Bê tông xi măng
Cường độ chịu nén
Cường độ chịu uốn
Đường giao thông nông thôn cấp IV trở xuống
Issue Date: 2019
Publisher: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Abstract: Trà Vinh là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lúa, gạo xuất khẩu bình quân 1,2 triệu tấn/năm, với lượng gạo tiêu thụ như trên nên lượng vỏ trấu có được từ xay sát lúa gạo là rất dồi dào. Mặt dù vỏ trấu được ứng dụng trong việc làm chất đốt, than hoạt tính, gas sinh học, làm gạch không nung, làm đồ mỹ nghệ... Thực tế hiện nay lượng trấu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chưa được tận dụng hết thậm chí đem đi đốt hoặc thải bỏ bừa bãi xuống sông để tiêu hủy gây ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích đất làm bải chứa bỏ. Mặt khác với mục tiêu tỉnh Trà Vinh phát triển hệ thống giao thông đến năm 2020 sẽ có 100% tuyến đường các huyện thuộc tỉnh tối thiểu cấp IV và đạt chuẩn đường giao thông nông thôn phục vụ cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn chỉnh các tiêu chí để thành phố Trà Vinh đạt đô thị loại II. Với mục tiêu nêu trên và hướng tới tận dụng nguồn vỏ trấu có tại địa phương, làm giảm giá thành, hạn chế ảnh hưởng môi trường. Luận văn tiến hành nghiên cứu ứng dụng vỏ trấu thay thế một phần cát để làm mặt đường bê tông xi măng cho đường giao thông nông thôn cấp IV trở xuống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đề tài đã tiến hành đánh giá thành phần hóa học và một số tính chất cơ lý của vỏ trấu tỉnh Trà Vinh để thay thế một phần cát trong chế tạo mặt đường bê tông xi măng cho đường giao thông nông thôn cấp IV trở xuống. Tỷ lệ thay thế trấu cho cát lần lượt là 0%, 10%, 20%, 30% và 40% về mặt khối lượng. Kết quả cho thấy cường độ chịu nén, chịu kéo khi uốn và độ mài mòn của bê tông cao nhất là cấp phối đối chứng và giảm dần theo lượng cát được thay thế. Nhìn chung, với tỉ lệ thay thế trấu cho cát 20% thì bê tông đạt yêu cầu để chế tạo mặt đường cho đường giao thông nông thôn cấp IV trở xuống. Với hàm lượng thay thế cát 20% và kết cấu chiều dày tấm bê tông xi măng 16cm thì kết cấu áo đường đạt yêu cầu. Luận văn cũng đã đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường khi sử dụng trấu thay thế một phần cát trong chế tạo bê tông xi măng.
Description: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông. Mã số: 60.58.02.05; 112 trang
URI: http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/1087
Appears in Collections:LV.Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LeTanThanh.TT.pdfTóm tắt861.23 kBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LeTanThanh.TV.pdfToàn văn16.85 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

Google Scholar TM

Kiểm tra...