DSpace

Please use this identifier to cite or link to this item: http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/882
Title: Nghiên cứu đánh giá giải pháp móng cọc trên nền đất yếu cho công trình xây dựng có xét đến độ tin cậy của số liệu nền đất trên địa bàn tp. Quảng Ngãi
Other Titles: Research and evaluate the solution of pile foundation on soft ground for construction considering the reliability of the ground data in the city area Quang Ngai
Authors: Tôn, Long Mỹ
Advisor: Đặng, Công Thuật, PGS.TS
Keywords: Nền đất yếu
Móng cọc bê tông cốt thép
Ma sát âm
Issue Date: 2019
Publisher: Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Abstract: Điều kiện địa chất có lớp đất yếu dày ở nông so với mặt đất tự nhiên, xu thế sử dụng móng cọc bê tông cốt thép dưới các công trình xây dựng ở khu vực Quảng Ngãi trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, các khu dân cư mới và các khu cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều và không ít trường hợp phải hình thành trên nền trước kia là vùng trũng (ruộng lúa thấp, ao mương…) cần san lấp để đạt cao độ quy hoạch hay tôn nền để vượt lũ. Sự cố kết của đất yếu dưới nền đắp làm gây ra ma sát âm tác dụng lên móng cọc dưới các công trình xây dựng tại các khu này. Hiện tượng này làm giảm sức chịu tải của cọc, làm tăng tải trọng tác dụng vào cọc và có thể gây mất ổn định cho công trình. Ở khía cạnh khác, móng cọc có khả năng chịu tải lớn những giá thành lại khá cao và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành công trình. Chính vì vậy, khi sử dụng móng cọc cần phải có thiết kế hợp lý. Chính vì vậy, trong luận văn này tác giả đã thực hiện được các bài toán đánh giá giải pháp móng cọc trên nền đất yếu có xét đến độ tin cậy của số liệu nền đất ở Quảng Ngãi với ba bài toán: - Bài toán 1 (mục 3.2): Tính toán móng cọc của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu, khi đó độ lún và sức chịu tải của cọc sẽ thay đổi khi có ảnh hưởng của hiện tượng ma sát âm. - Bài toán 2 (mục 3.3): Xác định các đặc trưng thống kê (giá trị trung bình và độ lệch chuẩn) của sức chịu tải của cọc khi xét đến độ tin cậy của số liệu nền đất (c, φ, γ), bên cạnh đó, khi so với giá trị tới hạn Pmax, chúng ta cũng xác định được độ tin cậy của móng cọc khi có xét và không xét đến ảnh hưởng của hiện tượng ma sát âm. - Bài toán 3 (mục 3.4: Móng cọc có khả năng chịu tải lớn những giá thành lại khá cao và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành công trình. Chính vì vậy, khi sử dụng móng cọc cần phải có thiết kế hợp lý. Trong bài toán này, tác giả tiến hành phân tích bài toán tối ưu kết cấu móng cọc, trong đó hàm mục tiêu bao gồm cực tiểu thể tích móng cọc (gồm cọc và đài cọc) và độ lún của móng cọc. Biến thiết kế bao gồm chiều dài cọc Lc và đường kính cọc Dc. Ràng buộc về giới hạn khả năng chịu tải Pmax và ràng buộc về giới hạn độ lún Smax.
Description: Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp. Mã số: 60.58.02.08; 77 trang
URI: http://tainguyenso.dut.udn.vn/handle/DUT/882
Appears in Collections:LV.Kỹ thuật Xây dựng Công trình DD và CN

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TonLongMy.TT.pdfTóm tắt876.07 kBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
TonLongMy.TV.pdfToàn văn2.36 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

Google Scholar TM

Kiểm tra...